Mỗi mùa thu hoạch lúa qua đi, bà con lại tiến hành công tác đốt rạ như là cách dọn sạch, chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Tuy nhiên, rất ít ai biết rằng việc đốt rơm rạ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Vậy cách xử rơm rạ như thế nào là an toàn, bảo vệ môi trường tốt nhất? Emzeo sẽ giới thiệu ngay tới cho bà con phương pháp xử lý rơm rạ bằng Trichoderma đúng chuẩn, cực tốt, cực hiệu quả. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
1. Tác hại nghiêm trọng của việc đốt rơm rạ ra đồng ruộng
Với bà con, việc đốt rơm là là biện pháp nhanh chóng để dọn dẹp tàn dư của mùa vụ trước. Nhưng đâu biết rằng, đây chính là nguyên nhân cho nhiều mầm bệnh, nhiều tác hại sau:
- Việc đốt rơm rạ là biến các chất hữu cơ trong chúng thành vô cơ. Và chắc chắn nó sẽ không mang lại hiệu quả cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho đất như bà con mong muốn.
- Đốt nhiều rơm rạ về lâu về dài cũng ảnh hưởng tới chất lượng của đất. Đất bị biến chứng, khô cứng hơn, không còn thích hợp trong việc trồng lúa.
- Trong quá trình đốt, ngoài khí C02 thải ra môi trường thì còn nhiều chất độc hại khác ví dụ như NO, CH4, S02,…ô nhiễm tới môi trường trầm trọng.
- Trong rơm rạ còn chứa rất nhiều các chất hữu cơ kết dính như xenluloza, hemixenluloza,….Đây là những chất khi đốt sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe nếu con người hít phải. Và đặc biệt nguy hiểm đối với những người đang mắc bệnh về đường hô hấp.
Với những tác hại nghiêm trọng trên, có rất nhiều chuyên gia khuyến khích bà con xử lý rơm rạ bằng Trichoderma. Bởi nó không chỉ hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, mà còn thu được lượng phân bón hữu cơ cực kỳ hữu ích cho cây trồng.
2. Cách xử lý rơm rạ bằng Trichoderma đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng
Không để bà con chờ lâu, dưới đây là 2 cách phổ biến xử lý rơm rạ bằng Trichoderma nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, hiệu quả nhất:
2.1 Xử lý rơm rạ ngay trên ruộng để làm nguồn dinh dưỡng cho đất
Nếu bà con đang cần xử lý nhanh chóng rơm rạ trên ruộng để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo thì hoàn toàn có thể xử lý chúng ngay trên đồng ruộng. Liều lượng khuyến cáo khoảng 1ha rơm rạ thì tương đương với khoảng 5kg Trichoderma Bacillus Đức Bình.
Quy trình xử lý rơm rạ bằng Trichoderma ngay trên ruộng thực hiện như sau:
- Sau khi đã thu hoạch lúa, bà con làm mềm đất với các thiết bị chuyên dụng như máy cày, bừa. Nên cày lật gốc lúa để đảm bảo rằng rơm rạ đã bị vùi hết dưới đất. Nếu ruộng không có nước thì tiến hành xả nước để ngâm rạ khoảng 1 – 2 ngày. Sau khi ngâm xong, xả hết nước.
- Hòa tan chế phẩm Trichoderma cùng nước sạch. Sau đó, phun đều khắp ruộng.
- Khi đã ngâm ruộng khoảng 1 tuần thì nên cày phay đất, làm phẳng ruộng và tháo nước để ráo đất.
- Để ruộng trống trong vòng 5 – 7 ngày để nước vào. Sau đó đánh bùn trước khi cấy lúa như quy trình bình thường.
2.1 Xử lý rơm rạ bằng cách ủ Trichoderma làm nguồn dinh dưỡng cho cây trồng
Nấm Trichoderma có khả năng phân giải cellulose nên được áp dụng hiệu quả trong các chất hữu cơ ví dụ như phân chuồng, xác bã thực vật, rơm rạ,…Vì thế bà con hoàn toàn có thể xử lý rơm rạ bằng Trichoderma với phương pháp ủ rơm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Bà con chuẩn bị 1 gói Trichoderma Bacillus Đức Bình cùng với 3-4m3 rơm rạ, cùng nước sạch. Nếu sử dụng nước máy thì nên xả từ hôm trước để hạn chế clo, còn rơm rạ thì nên chặt nhỏ với kích thước 10cm để thuận tiện cho quá trình ủ.
Các bước tiến hành:
Bà con thực hiện xử lý rơm rạ bằng Trichoderma với phương pháp ủ, cần thực hiện các bước như sau:
- Hòa tan chế phẩm Trichoderma 200gr cùng nước sạch. Sau đó, tưới đều lên đống rơm rạ. Đảo đều để Trichoderma được lẫn đều. Đối với rơm rạ khô thì cần tưới nước làm ẩm trước khi trộn.
- Sau khi trộn xong, bà con sử dụng bao nilon hoặc bạt phủ kín đóng ủ, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh mưa. Cần duy trì đống ủ khoảng 24 – 48 tiếng. Với vùng khí hậu lạnh, bà con cần che chắn thật kỹ để duy trì 40 – 50 độ.
- Cần kiểm tra độ ẩm thường xuyên, độ ẩm thích hợp khoảng 55 – 60% (Kiểm tra bằng cách nắm chặt hỗn hợp vào tay, nếu thấy rỉ ra nước là đã đạt độ ẩm).
- Nếu thấy đống ủ khô quá, hoàn toàn có thể bổ sung nước.
- Sau khoảng 7 – 21 ngày thì tiến hành đảo theo hướng từ trên xuống dưới. Từ trong ra ngoài nhằm tạo môi trường để nấm, vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ.
- Rơm rạ sau khi ủ 30 – 40 ngày thì có thể dùng phân bón cho cây. Lưu ý, sản phẩm sau khi ủ sẽ tơi xốp, không mùi, nâu. Bà con có thể bón cho cây theo liều lượng 1/10 phân chuồng đối với từng loại.
3. Kết luận
Trên đây, Chế phẩm sinh học Emzeo đã cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng về quy trình xử lý rơm rạ bằng Trichoderma. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bà con trong quá trình sản xuất, canh tác nông nghiệp. Nếu bà con đang tìm địa chỉ uy tín để mua chế phẩm Trichoderma hay bất cứ loại chế phẩm vi sinh nào nữa, thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 024.66.55.46.86