Đậu tương không chỉ được sử dụng làm thực phẩm cho con người, vật nuôi mà hoàn toàn có thể được chế biến thành dòng phân bón đạm hữu cơ đối với cây trồng. Nếu bạn đang tìm cách ủ đậu tương với Trichoderma tại nhà dễ dàng, hiệu quả. Thì cùng theo chân Emzeo khám phá ngay bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình kinh nghiệm cực hay nhé!
1. Hướng dẫn cách ủ đậu tương với Trichoderma ở dạng khô
Thông thường, ủ đậu tương có 2 dạng là ủ dạng khô và dạng nước. Mỗi dạng sẽ có các bước tiến hành, ưu nhược điểm khác nhau. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách ủ đậu tương dạng khô:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ
Để thực hiện việc ủ đậu tương thành công, bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cũng như dụng cụ sau:
- Đậu tương xay nhuyễn dưới dạng bột (Bạn có thể dùng dạng nguyên vẹn, nhưng theo các chuyên gia thì xay nhuyễn quá trình ủ hiệu quả, nhanh hơn)
- Chế phẩm Trichoderma Bacillus Đức Bình:
- Men vi sinh ủ phân Emzeo
- Phân lân đơn
- Găng tay cao su, thau nhựa, bọc nilon
Bước 2: Thực hiện ủ tương
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như trên, cách ủ đậu tương với Trichoderma dạng khô sẽ thực hiện công thức trộn như sau:
- Trộn đều 10kg bột đậu tương đã xay nhuyễn cùng 2 kg phân lân đơn vào thau nhựa. Dùng tay trộn thật đều hỗn hợp.
- Sau đó, cho tiếp 500gram chế phẩm nấm Trichoderma (Bà con có thể lựa chọn Trichoderma Đức Bình) cùng 200gram chế phẩm Emzeo vào hỗn hợp. Trộn thật đều một lần nữa.
- Sau cùng, cho tất cả vào túi nilon và buộc chặt miệng túi, ủ tại nơi khô ráo, thoáng mát và không ảnh hưởng bởi ánh nắng trực tiếp
Nếu như bạn cần ủ với nhiều đậu tương hơn thì cứ nhân theo tỷ lệ để có kết quả tốt nhất nhé!
Bước 3: Kiểm tra và sử dụng đậu tương sau khi đã ủ
Thời gian cho cách ủ đậu tương với Trichoderma dạng khô là khoảng 60 – 80 ngày. Đậu tương sau khi ủ sẽ là siêu phân đậu tương phân bón cho các loại cây trồng như hoa hồng, cây ăn quả, rau sạch,…cùng liều lượng như sau:
- Bón cho hoa hồng: Với hồng gốc to thì bón khoảng 200 – 300gr. Nên bón cách gốc ít nhất 20 cm để hạn chế tối đa nấm bệnh.
- Bón cho rau: Bón trực tiếp vào đất trồng rau, thực hiện chăm sóc như bình thường.
- Cây ăn quả: Nên đánh rãnh xung quanh gốc khoảng 30 – 40cm để tăng khả năng hấp thụ, bón khoảng 1.5 0 2kg cho 1 gốc.
2. Cách ủ đậu tương với Trichoderma dưới dạng dịch
Phương pháp này cũng không có điểm gì khác biệt so với cách ủ trên. Cụ thể cách ủ đậu tương với Trichoderma như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu ủ
- 10 kg đậu tương dạng bột đã xay nhuyễn.
- 500gr nấm Trichoderma, 200gr chế phẩm Emzeo (Bạn ưu tiên dùng của Đức Bình nhé vì mình thấy mật độ vi sinh của Trichoderma cao, chế phẩm Emzeo cũng rất tốt)
- 500ml mật rỉ đường nguyên chất
- Thùng nhựa để ủ, nước sạch (nếu dùng nước máy thì nên xả để qua đêm nhằm đuổi khí clo)
- Thau nhựa, găng tay cao su
Bước 2: Thực hiện cách ủ đậu tương với Trichoderma dạng nước
Tỉ lệ bài viết đưa ra với cách ủ đậu tương với Trichoderma dạng nước giống với phần dạng khô. Phần thực hiện có phần khác, cụ thể:
- Cho tất cả 10kg bột đậu tương vào thau nhựa. Bổ sung vào đó 500gr Trichoderma và 200gr chế phẩm Emzeo. Đảo thật đều, nhớ trộn đều để quá trình ủ nhanh và không có mùi hôi.
- Dùng 500ml mật rỉ đường cùng 200 – 500ml nước sạch để hòa tan mật. Sau đó, tưới đều lên hỗn hợp trên và trộn đều. Ở bước này bạn cần cân đối, nếu thấy khô quá thì cho thêm nước để trộn dễ hơn.
- Sau khi đã trộn đều cho ra hỗn hợp nhão với độ ẩm khoảng 50 – 55% (bóp vào thấy nước rỉ ra kẽ tay) thì đậy nắp thùng. Đặt nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bước 3: Kiểm tra và ứng dụng siêu phân bón đậu tương dạng nước cho cây trồng
- Sau khoảng 3 – 5 ngày ủ thì đậu tương được các vi sinh vật lên men sẽ trương nở, sinh khí với mùi thơm đặc trưng. Sau đó bạn bổ sung thêm khoảng 10 – 15 lít nước nếu thực hiện ủ 10kg đậu tương như trên.
- Nếu như thành phẩm không có mùi thơm mà có mùi hôi thì bổ sung thêm 1 gói Emzeo khử mùi cùng 1 chút mật rỉ đường vào nhằm khử mùi.
- Sau khoảng 15 – 20 ngày bạn đã có đậu tương ủ dạng đậm đặc.
Để sử dụng siêu phân bón đậu tương. Bạn pha nó cùng 100 lít nước sạch, để phun cho hoa lan, hoa hồng, cùng các loại cây trồng khác.
3. Ưu nhược điểm của 2 cách ủ đậu tương với Trichoderma
Với cách ủ đậu tương với Trichoderma dạng khô thì dễ dàng thực hiện, ít thao tác hơn và cũng ít xuất hiện mùi hôi trong quá trình ủ. Tuy nhiên, đậu tương dạng này thời gian ủ sẽ lâu, chỉ bón lót được cho cây và dinh dưỡng cũng không bằng so với ủ dạng nước.
Còn siêu phân bón đậu tương dạng nước sẽ mang tới sản phẩm với dinh dưỡng cực cao. Ngoài ra, nó tồn tại dưới dạng dịch đậm đặc nên có thể pha loãng sử dụng nhiều lần. Và sử dụng cho hầu hết loại cây trồng ở hầu hết giai đoạn. Nhưng ngược lại, dạng khô cũng mang tới nhược điểm như dễ xuất hiện mùi hôi, pha sai sẽ rất dễ hỏng cả thùng ủ, thao tác nhiều và luôn đòi hỏi bà con kiểm tra thường xuyên.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những cách ủ đậu tương với Trichoderma hiệu quả nhất, dễ dàng nhất cho bà con tại nhà. Nếu cần mua những sản phẩm phục vụ cho quá trình ủ tương hay có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn thì đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Chế phẩm sinh học Emzeo Đức Bình để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Công nghệ sinh học Đức Bình
- Địa chỉ: 57 ngõ 64 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
- VPGD: Số 7 ngõ 124 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- SĐT/Zalo: 0915.79.80.85 – Hotline: 024.66.55.46.86
- Website: https://emzeo.com.vn/