Nhược điểm của đệm lót sinh học và cách khắc phục cho bà con

Chi phí đầu tư khi ứng dụng đệm lót là khá lớn 

Đệm lót sinh học giúp bà con tối ưu chi phí hiệu quả, giảm thiểu mùi hôi cũng như giúp vật nuôi khỏe mạnh, phát triển và cho năng suất tốt. Bên cạnh ưu điểm vượt trội đó thì nó cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Vậy chi tiết nhược điểm của đệm lót sinh học là gì và cách khắc phục ra sao? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết Emzeo chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé! 

Những nhược điểm của đệm lót sinh học bà con cần biết 

Thực tế, thì đệm lót sinh học vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau: 

Nền chuồng nóng

Quá trình lên men của hệ vi sinh vật khiến cho lớp đệm lót tăng nhiệt độ cao, thông thường khoảng 30 – 40 độ C, nhưng lúc đỉnh điểm có thể lên tới 45 độ C. Đây là nhược điểm của đệm lót sinh học phổ biến nhất, chỉ nên ứng dụng trong mùa đông để giữ ấm cho vật nuôi. Còn mùa hè đối với gà đẻ, gà thịt, heo thì sẽ gây nóng, ảnh hưởng sức khỏe. 

Nền chuồng nóng là nhược điểm của đệm lót sinh học 
Nền chuồng nóng là nhược điểm của đệm lót sinh học 

>>>Xem thêm: Bật mí 3+ cách làm đệm lót sinh học nuôi gà đúng chuẩn cho bà con

Không gian bị thu nhỏ 

Đệm lót sinh học có độ dày khoảng 40 – 50cm, không những thể chủ nuôi còn phải chừa lại khoảng ⅓ – ¼ chuồng để cho vật nuôi có chỗ nằm, sinh hoạt vào mùa hè. Việc này khiến không gian chuồng bị thu hẹp rất nhiều, bà con khó có thể nuôi với mật độ cao. 

Chi phí đầu tư khá lớn – Nhược điểm của đệm lót sinh học

Nếu chăn nuôi theo quy mô lớn thì chi phí đầu tư không phải là nhỏ, mà là con số lớn. Bởi những nguyên liệu như trấu, mùn cưa, lõi ngô, rơm rạ,….không khó kiếm nhưng giá nguyên liệu ngày càng cao. Chưa kể, quá trình dùng đệm lót bà con cần kết hợp liên tục bảo dưỡng cùng chế phẩm vi sinh.

Thời gian cũng bị hạn chế, đây cũng là nhược điểm của đệm lót sinh học lớn. Bởi nó chỉ sử dụng tốt nhất ở những vùng có không khí khô, không bị ảnh hưởng bởi bão lũ lụt, gió hoặc ánh nắng mặt trời. 

Chi phí đầu tư khi ứng dụng đệm lót là khá lớn 
Chi phí đầu tư khi ứng dụng đệm lót là khá lớn 

Vật nuôi dễ nhiễm bệnh về đường hô hấp 

Môt trong những nhược điểm lớn của đệm lót sinh học nữa đó là làm vật nuôi có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nguyên do là quá trình chọn vật liệu độn chuồng không đảm bảo chất lượng, chẳng hạn như mùn cưa quá khô hoặc bên trong mùn cưa vẫn tồn tại những vi khuẩn gây hại,…..Hoặc có thể đệm lót được sử dụng 1 thời gian dài mà bà con không thay sẽ ảnh hưởng, gây mầm bệnh, đe dọa tới sức khỏe. 

Điểm qua một số ưu điểm vượt trội của đệm lót sinh học 

Bên cạnh những nhược điểm của đệm lót sinh học trên, nó còn mang tới hàng loạt những ưu điểm vượt trội phải kể đến như: 

  • Phân hủy phân cực nhanh: Giúp bà con tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, không cần tốn thời gian vệ sinh chuồng trại, không cần tắm rửa thường xuyên. 
  • Chăn nuôi sạch an toàn: Nhờ vệ vi sinh vật phong phú, đa dạng hoạt động mạnh mẽ đã loại bỏ hoàn toàn được mùi hôi, xây dựng và chăn nuôi an toàn sạch sẽ. Đặc biệt dù có nuôi ở khu vực đông dân cư cũng không bị ảnh hưởng tới người xung quanh. 
  • Nâng cao sức khỏe: Ngoài hạn chế là nếu không vệ sinh kỹ sẽ bị mắc bệnh hô hấp ra thì nhờ đệm lót sinh học, vật nuôi được nuôi trong môi trường khỏe mạnh, ít bệnh. Khả năng hấp thụ thức ăn tốt, năng suất cho ra cao, thịt thơm chắc khỏe. 
  • Tính ứng dụng: Đệm lót sinh học sau thời gian vật nuôi sử dụng hoàn toàn có thể ứng dụng đi bón cây, là nguồn dinh dưỡng phong phú để cây sinh trưởng và phát triển. 
Điểm qua một vài ưu điểm vượt trội của đệm lót sinh học 
Điểm qua một vài ưu điểm vượt trội của đệm lót sinh học 

Hướng dẫn khắc phục nhược điểm của đệm lót sinh học tốt nhất 

Với một số nhược điểm của đệm lót sinh học kể trên, bà con không cần quá lo lắng vì Emzeo đã đề ra một số giải pháp khắc phục như sau: 

  • Nếu thấy chuồng quá nóng thì bà con nên lắp thêm hệ thống quạt gió, hoặc cũng có thể là giàn phun sương để tạo sự thông thoáng, cũng như cấp ẩm cho chuồng. 
  • Để giảm bớt các bệnh liên quan tới hô hấp, thì cần đảm bảo bụi ở mùn cưa ít. Có thể kết hợp dùng trấu, rơm rạ để hạn chế bụi.  
  • Chọn những sản phẩm có chất liệu độn nền tốt, một số sản phẩm uy tín chất lượng được bà con tin dùng hiện nay như Emzeo, Emgro của công ty sinh học Đức Bình. 

  • Tuyệt đối không để đệm lót bị quá khô, cách tốt nhất là nên kiểm tra liên tục thường xuyên, và bảo dưỡng khoảng 10 – 20 ngày/lần. 
  • Nếu thấy đệm lót đóng thành mảng, độ dày giảm, đã xuất hiện mùi hôi thối thì cách khắc phục nhược điểm của đệm lót sinh học tốt nhất là thay đệm lót khác. 
Một số giải pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bà con 
Một số giải pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bà con 

>>>Xem thêm: Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo đơn giản, dễ dàng 

Kết luận

Đó là những nhược điểm của đệm lót sinh học cũng như cách khắc phục hiệu quả, tối ưu nhất cho bà con. Nếu bạn đang cần mua chế phẩm EM uy tín, chất lượng, giá cả tốt nhất trên thị trường thì chỉ cần truy cập vào website: https://emzeo.com.vn/ lựa chọn đặt hàng. Đội ngũ nhân viên sẽ tư vấn, hỗ trợ, vận chuyển về tận nơi nhanh chóng nhất cho bà con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *