Phân bón hữu cơ là dạng hợp chất hữu cơ có công dụng rất tuyệt vời với ngành nông nghiệp, là bạn của nhà nông và được sự tin tưởng tuyệt đối của bà con. Có thể tự làm loại phân bón này ngay tại nhà, để Emzeo giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Các loại phân bón hữu cơ trong đời sống hiện nay
Từ trước đến nay mọi người luôn luôn ưu tiên loại phân bón vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa giúp cải tạo đất mà còn thân thiện với môi trường. Và phân bón hữu cơ sinh ra để đáp ứng đủ yêu cầu trên, đặc biệt loại phân bón này có thể tự làm ở nhà và quy trình sản xuất phân bón hữu cơ được mọi người lan truyền.
Đặc tính của phân bón hữu cơ là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển ổn định. Có rất nhiều loại phân bón hữu cơ được người dân tin dùng như: phân chuồng, phân vi sinh, phân sinh học, … hãy theo dõi tiếp để khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích dưới đây ngay.
>>>Xem thêm: Cách làm phân bón hữu cơ cực chi tiết cho mọi nhà nông
2. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ bảo đảm chất lượng
Thông thường chúng ta sẽ biết đến có hai dạng hữu cơ hay được sử dụng nhất trong nền nông nghiệp hiện nay, đó là phân bón hữu cơ nông nghiệp và phân bón hữu cơ công nghiệp. Sau đây hãy cùng chúng tôi khám phá quy trình sản xuất phân bón hữu cơ của hai dạng này ngay nhé!
2.1 Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ nông nghiệp
Phân bón hữu cơ nông nghiệp thường được người dân tự ủ ngay tại nhà, bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm và cách làm cũng rất dễ. Đảm bảo các bước chúng tôi chỉ sau đây sẽ giúp bạn rất nhiều nếu như bạn tự muốn ủ loại phân này.
- Đầu tiên trong quy trình sản xuất phân bón hữu cơ là nguồn nguyên liệu và công cụ đựng. Chúng ta thường tận dụng luôn rác hữu cơ sinh hoạt tại nhà như rau hoa quả thừa, bã đậu, bã cà phê, giấy, báo,… để đem đi ủ trong thùng nhựa hoặc gỗ. Lưu ý là thùng làm sao để vừa đủ đựng, vừa có lỗ và nên để ở khu đất xa chỗ sinh hoạt của gia đình, tránh mùi hôi thối của phân bón gây ảnh hưởng.
- Bước thứ hai chính là tỷ lệ ủ, chúng ta sẽ đan xem các lớp nguyên liệu rồi trộn đều trong thùng ủ. Sau khoảng 2 tuần ta có thể tưới nước làm ẩm phân bón, nhưng tưới vừa đủ tránh dư thừa, như vậy đậy kín cho các vi sinh vật làm nhiệm vụ phân hủy các hợp chất ấy.
- Sau khoảng 1 tháng ta có thể kiểm tra thành phẩm của mình bằng cách dùng tay nắm thử. Nếu phân rỉ nước hãy bổ sung rơm, rạ, cỏ khô nghiền nhỏ, còn nếu khô thì bổ sung nước. Khi nắm phân mà cảm thấy chắc chắn, phân bón hơi ngả nâu, vụn và có mùi đất là có thể đem đi bón cho cây được rồi.
>>>Xem thêm: Cách sử dụng phân bón hữu cơ công dụng nhất hiện nay
2.1 Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ công nghiệp
Phân bón hữu cơ công nghiệp được áp dụng theo kỹ thuật sản xuất tiên tiến, với loạt máy móc hiện đại và quy mô mỗi lần sản xuất lên tới hàng nghìn tấn. Loại phân bón này được điều chế bằng cách kết hợp nhiều phân bón khác nhau để tạo nên loại phân bón hữu cơ hiệu quả hơn phân bón nông nghiệp, ví dụ như: phân hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh,… cùng chúng tôi khám phá quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh ngay dưới đây luôn nhé!
- Khâu chọn nguyên liệu: cần khoảng 500kg phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, lá cây,…), 500kg phân chuồng, 2kg đạm, 5kg phân lân, 5L mật rỉ đường,… Để tạo ra thành phẩm là 1000kg phân hữu cơ vi sinh.
- Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cần thực hiện trên nền phẳng, nên dưới mái che, nơi mà khô ráo tránh để nước đọng vào phân. Sau đó bà con sẽ trộn đều tất cả nguyên liệu vừa được nêu ở trên bằng máy lần lượt từ phụ phẩm – phân chuồng – rồi đến các nguyên liệu khác. Cuối cùng là rải mật rỉ đường vào hỗn hợp hữu cơ vừa trộn, làm lần lượt đến khi hết các nguyên liệu đã chuẩn bị.’
- Thường là nhiều nguyên liệu nên cần có máy móc trộn, nếu sau khoảng 2-3 ngày nhiệt độ của phân bón nóng lên là đạt yêu cầu. Thường xuyên tưới nước cung cấp độ ẩm cho phân, khoảng một thời gian ta sẽ đảo phân bón một lần kích thích sự phân hủy.
- Ta sẽ dùng máy móc sấy khô, nghiền nát phân bón, nén viên, đóng thành phẩm để lưu thông cho bà con sử dụng. Hoàn toàn dây chuyền máy móc đều là tự động, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người dùng.
3. Hiệu quả và công dụng phân bón hữu cơ mang lại
Phân bón hữu cơ với đa dạng công dụng mà nó mang lại, nó giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng các vi sinh vật có ích, tạo ra lớp mùn dày. Ngoài ra loại phân bón này còn tránh gây xói mòn đất, khả năng thoát nước được cải thiện và khiến đất không còn bị bí hay hiện tượng đóng váng bề mặt.
Không thể không nhắc đến công dụng của phân bón hữu cơ là giúp cây sinh trưởng ổn định, dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn, tránh khỏi các tác nhân gây bệnh như sâu, nấm hay vi sinh vật gây hại, tăng sức đề kháng. Ngoài ra phân bón hữu cơ còn chung tay bảo vệ môi trường, giúp con người tránh xa khỏi thuốc hóa học hay các chất độc gây hại.
Kết luận
Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ mà chúng tôi vừa cung cấp chính là sự đúc kết, tóm gọn và cụ thể hơn dành cho bạn đọc. Mong rằng sau khi hiểu rõ kiến thức mà chúng tôi truyền đạt bên trên, các bạn đã tự ủ được loại phân bón hữu cơ có ích này và đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé!
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Công nghệ sinh học Đức Bình
- Địa chỉ: 57 ngõ 64 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
- VPGD: Số 7 ngõ 124 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- SĐT/Zalo: 0915.79.80.85 – Hotline: 024.66.55.46.86
- Website: https://emzeo.com.vn/